1959–1976: Nổi dậy và biến động Lịch_sử_Tây_Tạng_(1950–nay)

Nổi dậy năm 1959

Xung đột vũ trang giữa quân nổi dậy Tây Tạng và quân đội Trung Quốc nổ ra vào năm 1956 tại các khu vực KhamAmdo, nơi đã được cải tạo xã hội chủ nghĩa. Chiến tranh du kích sau đó lan sang các khu vực khác của Tây Tạng.

Tháng 3 năm 1959, một cuộc nổi dậy nổ ra ở Lhasa, nơi nằm dưới sự kiểm soát hiệu quả của Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ Thỏa thuận mười bảy điểm năm 1951 [32]. Ngày 12 tháng 3, những người biểu tình xuất hiện trên đường phố Lhasa tuyên bố độc lập của Tây Tạng. Trong vòng vài ngày, quân đội Tây Tạng đã chuẩn bị để đảm bảo một con đường tị nạn cho Dalai Lama, người đã phải sống lưu vong trong cuộc nổi dậy. Đạn pháo bắn xuống gần Cung điện của Dalai Lama,[33] thúc đẩy toàn bộ lực lượng của cuộc nổi dậy. Trận chiến chỉ kéo dài khoảng hai ngày, với lực lượng nổi dậy Tây Tạng bị áp đảo về mặt quân số và vũ trang.

Sự trừng phạt đối với cuộc nổi dậy 1595 của Trung Quốc đã giết chết 87.000 người Tạng theo công bố, theo một chương trình phát thanh trên Đài Lhasa ngày 1 tháng 10 năm 1960 khẳng định rằng 430.000 người đã chết trong cuộc nổi dậy và 15 tiếp năm sau đó của chiến tranh du kích, cho đến khi Mỹ rút lại viện trợ [34].

Nạn đói

Trung Quốc phải hứng chịu nạn đói trên diện rộng từ những năm 1959 đến 1961. Nguyên nhân vẫn còn gây tranh cãi, hạn hán và thời tiết xấu cũng như các chính sách của Đại nhảy vọt đều góp phần gây nên nạn đói. Theo thống kê chính thức của chính phủ Trung Quốc, đã có 15 triệu người chết [35]. Các ước tính không chính thức của các học giả lên tới con số 20 đến 43 triệu người thiệt mạng vì nạn đói [36].

Vào tháng 5 năm 1962, Panchen Lama thứ 10 đã gửi cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai một báo cáo mật [37][38] nêu chi tiết về nỗi thôgns khổ của người dân Tây Tạng, được gọi là Thất Vạn Ngôn Thư (Lá thứ 70.000 chữ). "Ở nhiều vùng của Tây Tạng, người dân đã chết đói.... Ở một số nơi, cả gia đình đã bỏ mạng và tỷ lệ tử vong rất cao. Điều này là rất bất thường, khủng khiếp và nghiêm trọng... Trước đây Tây Tạng sống trong chế độ phong kiến man rợ tăm tối nhưng không bao giờ thiếu lương thực như vậy, nhất là sau khi Phật giáo được truyền bá.... Ở Tây Tạng từ năm 1959 đến năm 1961, trong hai năm, hầu như tất cả các hoạt động chăn nuôi và trồng trọt đều dừng lại. Những người du mục không có ngũ cốc để ăn và những người nông dân không có thịt, bơ, hay muối,".... Theo ý kiến của Panchen Lama, những cái chết này là kết quả của các chính sách chứ không phải do bất kỳ thảm họa thiên nhiên nào, đó là tình hình mà Chủ tịch Mao và Chính phủ Nhân dân Trung ương nhận thấy ở Bắc Kinh [39]. Panchen Lama cũng mô tả sự độc nhất của nạn đói mà Tây Tạng phải gánh chịu: “Chưa bao giờ có một sự kiện như vậy trong lịch sử của Tây Tạng. Người ta thậm chí không thể tưởng tượng được cảnh chết đói khủng khiếp như vậy trong mơ. Ở một số khu vực, nếu một người bị cảm lạnh, thì nó sẽ lan ra hàng trăm và một số lượng lớn chỉ đơn giản là chết". Từ năm 1959 đến 1961, hơn 6.000 tu viện Tây Tạng đã bị phá hủy [40].

Thất Vạn Ngôn Thư đã bị chỉ trích bởi Barry Sautman từ Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông. Theo Sautman, Panchen Lama thứ 10 được cho là đã đến thăm ba quận Bình An, Hóa LongTuần Hóa trước khi viết báo cáo của mình, nhưng mô tả của ông về nạn đói chỉ liên quan đến Tuần Hóa, quê hương của ông. Cả ba quận đều thuộc Hải Đông, Thanh Hải với 90% dân số không phải là người Tạng và không thuộc "văn hóa Tây Tạng". Nhà văn Tạng lưu vong Jamyang Norbu [41] cáo buộc Sautman đã hạ thấp các hành động của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở Tây Tạng và Tân Cương.

Sautman cũng nói rằng tuyên bố rằng Tây Tạng là khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi nạn đói Trung Quốc 1959–1962 không dựa trên những thống kê tại khu vực Tây Tạng, mà dựa trên những trên nguồn tin tị nạn vô danh thiếu xác thực [42]. Kết luận của Sautman gần đây đã bị chỉ trích [43].

Báo cáo nhân quyền của Ủy ban Luật gia Quốc tế

Bối cảnh

Theo Thỏa thuận Mười bảy điểm năm 1951, Chính phủ Trung ương của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đưa ra một số chủ trương, trong số đó có: hứa duy trì hệ thống chính trị hiện có của Tây Tạng, duy trì địa vị và chức năng của Dalai Lama và Panchen Lama, để bảo vệ quyền tự do tôn giáo và các tu viện và không bị ép buộc trong vấn đề cải cách ở Tây Tạng. Tòa án Công lý Quốc tế nhận thấy rằng những cam kết này và nhiều cam kết khác đã bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vi phạm, và Chính phủ Tây Tạng có quyền từ chối Hiệp định như đã làm vào ngày 11 tháng 3 năm 1959 [44].

Chiếm đóng và nạn diệt chủng

Năm 1960, tổ chức phi chính phủ Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ) do CIA tài trợ đã đưa ra một báo cáo có tiêu đề Tây Tạng và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tới Liên hợp quốc. Báo cáo được soạn bởi Ủy ban Điều tra Pháp lý của ICJ, bao gồm mười một luật sư quốc tế từ khắp nơi trên thế giới. Báo cáo này đã cáo buộc người Trung Quốc về tội ác diệt chủng ở Tây Tạng, sau chín năm bị chiếm đóng, sáu năm trước khi cuộc cách mạng văn hóa bắt đầu [44]. ICJ cũng ghi lại các tài liệu về các vụ thảm sát, tra tấn và giết chóc, phá hủy các tu viện, và tiêu diệt toàn bộ các trại du mục [23]. Các tài liệu của Liên Xô cung cấp thông tin rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc, với sự hỗ trợ lớn về thiết bị quân sự từ Liên Xô, đã sử dụng máy bay của Liên Xô để đánh bom các tu viện và dùng cho nhiều hoạt động trừng phạt khác ở Tây Tạng [45].

ICJ đã xem xét các bằng chứng liên quan đến quyền con người trong cấu trúc của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền do Đại hội đồng Liên hợp quốc công bố. Sau khi xem xét các quyền con người, kinh tế và xã hội, họ nhận thấy rằng nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc đã vi phạm Điều 3, 5, 9, 12, 13, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 24, 25, 26 và 27 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền tại Tây Tạng [44].

Đàn áp văn hóa

Bất chấp những tuyên bố của người Trung Quốc rằng phần lớn thiệt hại đối với các công trình của Tây Tạng xảy ra sau đó trong cuộc Cách mạng Văn hóa (1966–1976), nhiều nguồn đã khẳng định rõ rằng việc phá hủy hầu hết hơn 6.000 tu viện của Tây Tạng đã xảy ra từ năm 1959 đến năm 1961 [40]. Vào giữa những năm 1960, các cơ sở tu viện bị phá bỏ và giáo dục thế tục được đưa vào. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, Hồng vệ binh, bao gồm cả các thành viên người Tạng [46], đã tổ chức một chiến dịch phá hoại nhằm vào các địa điểm văn hóa trên toàn bộ Trung Quốc, bao gồm cả các di tích Phật giáo ở Tây Tạng [47]. Theo ít nhất một nguồn tin từ Trung Quốc, chỉ có một số tu viện quan trọng nhất còn lại mà không bị thiệt hại lớn [48].

Các chỉ trích

Theo nhiều tác giả khác nhau, các báo cáo của ICJ năm 1959 và 1960 có từ thời điểm tổ chức đó được CIA tài trợ. A. Tom Grunfeld khẳng định rằng Hoa Kỳ đã lợi dụng việc Dalai Lama rời Tây Tạng bằng cách tài trợ bí mật cho Ủy ban Luật gia Quốc tế để chuẩn bị các báo cáo tuyên truyền tấn công Trung Quốc trong Chiến tranh lạnh [49]. Trong cuốn sách năm 1994, Ủy ban Luật gia Quốc tế về, Người vận động toàn cầu cho Nhân quyền [50], Howard B. Tolley Jr. nói rằng ICJ được CIA thành lập và tài trợ từ năm 1952 tới năm 1967 nhằm lợi dụng ICJ một công cụ cho chiến tranh lạnh mà họ không hề biết [51]. Mối liên hệ giữa CIA và ICJ thời kỳ đầu cũng được Dorothy Stein đề cập trong cuốn những sách Những người có đếm, Dân số và Chính trị, Phụ nữ và Trẻ em xuất bản năm 1995. Bà cáo buộc Ủy ban phát triển từ một nhóm do các nhân viên tình báo Mỹ tạo ra với mục đích tuyên truyền chủ nghĩa chống cộng [52]. Điều này trái ngược với tổng quan chính thức của Ủy ban Luật gia Quốc tế, "dành riêng cho tính ưu tiên, tính chặt chẽ và thực thi luật pháp quốc tế và các nguyên tắc thúc đẩy quyền con người" và "cách tiếp cận pháp lý công bằng, khách quan và có thẩm quyền để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người thông qua nhà nước pháp quyền" đồng thời cung cấp "kiến thức chuyên môn pháp lý ở cả cấp độ quốc tế và quốc gia để đảm bảo rằng sự phát triển của luật pháp quốc tế tuân thủ các nguyên tắc nhân quyền và các tiêu chuẩn quốc tế được thực hiện ở cấp độ quốc gia" [53].

Sự thành lập Khu tự trị Tây Tạng

Năm 1965, khu vực nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ Dalai Lama từ năm 1951 đến năm 1959 (Ü-Tsang và tây Kham) được đổi tên thành Khu tự trị Tây Tạng, với Chủ tịch Khu tự trị là người Tạng. Tuy nhiên, quyền lực thực sự tại Tây Tạng được nắm giữ bởi Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng, chức vụ người Tạng chưa bao giờ nắm giữ [54]. Vai trò của người Tạng trong các cấp cao hơn của Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn còn rất hạn chế [55].

Cách mạng Văn hóa

Cách mạng Văn hóa phát động năm 1966 là một thảm họa đối với Tây Tạng cũng như đối với phần còn lại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Một số lượng lớn người Tạng đã thiệt mạng, và số lượng các tu viện còn nguyên vẹn ở Tây Tạng đã giảm từ hàng nghìn xuống dưới mười. Sự căm phẫn của người Tạng đối với người Trung Quốc ngày càng sâu sắc [56]. Người Tạng đã tham gia vào cuộc cách mạng, nhưng không rõ có bao nhiêu người trong số họ thực sự chấp nhận ý thức hệ Cộng sản và bao nhiêu người tham gia vì sợ trở thành mục tiêu của họ [57]. Những người kháng chiến chống lại Cách mạng Văn hóa bao gồm Thrinley Chodron, một nữ tu tại Nyêmo, người đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy vũ trang lan rộng qua mười tám xã của Khu tự trị Tây Tạng, nhắm vào các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc và cộng tác viên Tây Tạng, cuối cùng đã bị quân đội trung ương đàn áp. Trích dẫn các biểu tượng Phật giáo Tây Tạng mà quân nổi dậy sử dụng, Shakya gọi cuộc cách mạng năm 1969 này là "một cuộc nổi dậy của dân quân, một cuộc nổi dậy được đặc trưng bởi khát vọng cuồng nhiệt muốn thoát khỏi kẻ áp bức" [58].

Hậu quả nhân khẩu học

Warren W. Smith, một phát thanh viên của Đài Á Châu Tự do (do chính phủ Hoa Kỳ thành lập), đã đưa ra con số tử vong là 400.000 người từ tính toán của ông về các báo cáo điều tra dân số về Tây Tạng cho thấy 200.000 người đã "mất tích" [59][60]. Chính quyền Trung ương Tây Tạng tuyên bố rằng số người chết vì đói, bạo lực hoặc các nguyên nhân gián tiếp khác kể từ năm 1950 là khoảng 1,2 triệu người. Theo Patrick French, cựu giám đốc Chiến dịch Tây Tạng Tự do có trụ sở tại London và là một người ủng hộ Tây Tạng, đã có thể xem các dữ liệu và tính toán, cho rằng người Tạng không thể xử lý dữ liệu đủ tốt để tạo ra một tổng số đáng tin cậy. French cho biết tổng số này dựa trên các cuộc phỏng vấn người tị nạn, nhưng đã ngăn cản người ngoài truy cập vào dữ liệu. French có quyền truy cập, không tìm thấy gì ngoài "việc chèn các số liệu dường như ngẫu nhiên vào mỗi phần và sự trùng lặp liên tục, không được kiểm soát" [61]. Hơn nữa, ông phát hiện ra rằng trong số 1,1 triệu người chết được liệt kê, chỉ có 23.364 người là nữ (có nghĩa là 1,07 triệu trong tổng số 1,25 triệu nam giới Tây Tạng đã chết). Nhà Tạng học Tom Grunfeld cũng nhận thấy rằng con số này "không có bằng chứng tài liệu" [62]. Tuy nhiên, có rất nhiều thương vong, có thể lên tới 400.000 người [63]. Smith, tính toán từ các báo cáo điều tra dân số về Tây Tạng, cho thấy có khoảng 144.000 đến 160.000 người "mất tích" khỏi Tây Tạng" [64]. Courtois và cộng sự đưa ra con số 800.000 người chết và cáo buộc rằng có tới 10% dân số Tây Tạng đã bị giam giữ, với rất ít người sống sót [65]. Các nhà nhân khẩu học Trung Quốc ước tính rằng 90.000 trong số 300.000 người Tây Tạng "mất tích" đã chạy trốn khỏi khu vực [66]. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phủ nhận điều này. Số người chết chính thức được ghi nhận trên toàn Trung Quốc trong những năm Đại nhảy vọt là 14 triệu, nhưng các học giả ước tính số nạn nhân của nạn đói là vào khoảng 20 đến 43 triệu người [67].

Chính phủ lưu vong Tây Tạng trích dẫn một số báo của Nhân Dân nhật báo xuất bản năm 1959 để tuyên bố rằng dân số Tây Tạng" đã giảm đáng kể kể từ năm 1959. Những phát hiện này mâu thuẫn với báo cáo điều tra dân số Trung Quốc năm 1954 có tính số lượng người dân tộc Tạng. Điều này là do ở những tỉnh này, người Tạng không phải là nhóm dân tộc truyền thống duy nhất, ví dụ như Thanh Hải, nơi có lịch sử pha trộn giữa các nhóm dân tộc khác nhau. Năm 1949, người Hán chiếm 48,3% dân số, các dân tộc còn lại chiếm 51,7% trong tổng số 1,5 triệu dân [68]. Tính đến ngày nay, người Hán chiếm 54% tổng dân số của Thanh Hải, cao hơn một chút so với năm 1949. Người Tạng chiếm khoảng 20% dân số của Thanh Hải [cần dẫn nguồn]. Phân tích chi tiết dữ liệu thống kê từ các nguồn di cư Trung Quốc và Tây Tạng cho thấy sai sót trong ước tính dân số Tây Tạng theo khu vực. Mặc dù nó có thể có sai sót, dữ liệu từ Chính phủ Tây Tạng lưu vong được cho là chính xác hơn các ước tính khác. Đối với tổng dân số của toàn bộ Tây Tạng trong năm 1953 và 1959, phía Tây Tạng dường như đưa ra những con số quá cao, trong khi phía Trung Quốc đưa ra những con số quá thấp.[69]

Vào ngày 20 tháng 6 năm 1959 trong một cuộc họp báo tại Mussoorie, Dalai Lama đã tuyên bố: "Mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc đối với Tây Tạng, theo như tôi có thể nhận ra, dường như là cố gắng tiêu diệt tôn giáo và văn hóa và thậm chí là nuốt chửng cả chủng tộc Tạng. . . Bên cạnh các nhân viên dân sự và quân sự đã ở Tây Tạng, năm triệu người định cư Trung Quốc đã đến miền đông và đông bắc Tso, ngoài ra còn có 4 triệu người định cư Trung Quốc được lên kế hoạch gửi đến các tỉnh Ü và Tsang của Tây Tạng. Nhiều người Tạng đã bị trục xuất, do đó dẫn đến việc những người Tạng này bị Hán hóa hoàn toàn bởi người Trung Quốc" [70].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Tây_Tạng_(1950–nay) http://news.sina.com.cn/c/2003-08-27/1644645902s.s... http://www.stats.gov.cn/tjsj/ndsj/2007/html/B0209C... http://www.gov.cn/banshi/2005-08/21/content_25059.... http://www.china.org.cn/e-white/20011108/3.htm http://chinhdangvu.blogspot.com/2008/08/revolt-of-... http://users.erols.com/mwhite28/warstat1.htm#Mao http://www.hartford-hwp.com/archives/55/783.html http://info-buddhism.com/the_tibetans_robert_barne... http://hansard.millbanksystems.com/commons/1950/ju... http://www.phayul.com/news/article.aspx?id=18451&t...